05/03/2023
581 Lượt xem
Nhiều người thắc mắc khi bị cháy nắng nên làm gì để cải thiện? Cùng An Trần Authentic giải đáp thắc mắc những điều cần làm khi bị cháy nắng nhé!
Bị cháy nắng nên làm gì? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm, bởi trong những ngày nắng nóng nhiệt độ cao xuất hiện ở nhiều nơi. Vì vậy, không ít người bị cháy nắng do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ khái quát cho các bạn khi bị cháy nắng cần làm gì, cũng như đưa ra các phương pháp cải thiện làn da khi bị cháy nắng.
Làn da khi bị cháy nắng sẽ có các tình trạng sau: da bị đỏ ửng, sờ da thấy nóng đau, sưng nề và ngứa da, xuất hiện các bọng nước nhỏ ở bề mặt da.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu toàn thân như: thấy nhức đầu, sốt và mệt mỏi nếu bị cháy nắng ở vùng da lớn.
Bất cứ phần da trên cơ thể nào cũng có thể bị cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Ngay cả các khi đã được che chắn nhưng vật dụng che chắn mỏng không thể ngăn ngừa hoàn toàn tia cực tím xâm nhập.
Dấu hiệu da bị cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng vài giờ đồng hồ, khi bạn làm việc ở môi trường ngoài trời quá lâu, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.
Khi bị cháy nắng do tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, cách để làm dịu nhanh nhất là hạ nhiệt độ cho khu vực da bị ảnh hưởng.
Do đó, nếu thấy vùng da bị cháy, bước đầu tiên cần làm là rửa sạch vùng da đó bằng cách dùng khăn mát hoặc ấm chườm lên vùng da bị tổn thương do tia cực tím gây ra
Một điều lưu ý là không sử dụng nước đá vì có thể gây bỏng nặng thêm cho da, ngoài ra tránh dùng nước biển hoặc nước ở hồ bơi để làm dịu da khi bị cháy nắng, bởi thành phần của nước biển hoặc nước hồ có chứa clo sẽ gây ra kích ứng ra.
Nhiều chị em yêu thích các sản phẩm tự nhiên, thì gel nha đam sẽ là một trong những phương pháp hiệu quả khi làn da bị cháy nắng.
Phần gel bên trong lá cây nha đam có thành phần cấp ẩm rất tốt. Có công dụng làm dịu da, giảm kích ứng cho những vùng bị bỏng cháy nắng.
Khi da bị cháy nắng, hãy bôi trực tiếp lớp gel nha đam lên vùng da bị cháy nắng để cung cấp độ ẩm, giảm kích ứng một cách kịp thời. Tuy nhiên một số người có làn da nhạy cảm, bị kích ứng da do một số chất trong gel nha đam thì không nên sử dụng cách này.
Sữa chua không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, nâng cao chất đề kháng mà còn có tác dụng làm dịu, giảm cảm giác ngứa rát do cháy nắng rất hiệu quả.
Sau khi bôi và giữ nguyên trên da từ 5 - 10 phút, bạn sẽ thấy cảm giác ngứa rát, mẩn đỏ trên vùng da da bị cháy nắng giảm đi đáng kể. Da sau đó cũng sẽ phục hồi tốt hơn.
Lưu ý trước khi sử dụng sữa chua không đường để hồi phục làn da bị cháy nắng, bạn cần rửa mặt và vùng da cháy nắng sạch bằng nước rồi xoa sữa chua lên vùng da bị tổn thương. Sau khi dùng sữa chua không đường, hãy dùng khăn mềm để lau khô da, tránh chà xát mạnh sẽ khiến da tổn thương nặng hơn.
Cách này khá phổ biến được khá nhiều chị em áp dụng. Baking soda và bột yến mạch có công dụng làm giảm nhẹ tổn thương do cháy nắng trên da.
Cách dùng, bạn pha vài muống baking soda, pha với bột yến mạch vào chậu hoặc bồn tắm cùng nước mát, ngâm mình trong khoảng từ 15 - 20 phút. Sau đó, da của bạn sẽ được khôi phục lại, lấy lại được độ ẩm cho da.
Khi làn da bị cháy nắng nên làm gì? Điều quan trọng chính là cung cấp độ ẩm cho làn da, khi cung cấp độ ẩm cho da sẽ làm mềm da, làm dịu da, tăng tốc độ hồi phục da.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị cháy da nếu sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da sẽ phục hồi nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Kem dưỡng ẩm nên chọn thành phần lành tính, chuyên biệt dành cho da nhạy cảm hoặc da bị tổn thương. Cần tránh những dòng sản phẩm gây kích ứng da và khiến da bị tổn thương.
Như vậy, dưỡng ẩm cho da chính là phương pháp hiệu quả mà không nên bỏ qua.
>>> Tham khảo ngay những sản phẩm chăm sóc da cực hot của An Trần Authentic tại đây với nhiều ưu đãi cực khủng!!!
Các chuyên gia nhận định, khi làn da bị cháy nắng, người bệnh không những gặp phải vấn đề đau rát, bất tiện trong sinh hoạt hay gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Vùng da cháy nắng có thể dẫn đến tình trạng sạm da và tạo thuận lợi cho quá trình lão hóa sẽ bị đẩy nhanh.
Nhiều trường hợp khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong một thời gian dài có thể phải đối mặt với nguy cơ gây ung thư da.
Cụ thể là tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ phát triển thành ung thư tế bào gai.
Nếu tình trạng làn da bị tổn thương nghiêm trọng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc người bệnh có các dấu hiệu như: nhiễm trùng đau sưng trên da, người lờ đờ mệt mỏi, mất ý thức,… thì ngay lập tức đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Đã có rất nhiều trường hợp say nắng can thiệp muộn gây ra hậu quả đáng tiếc nên mọi người cần phải lưu ý nha.
Vậy khi da bị cháy nắng nên làm gì để tránh da bị tổn thương da, dưới đây sẽ là một số cách để giảm nguy cơ bị cháy nắng, bạn nên thực hiện một số lưu ý dưới đây:
Qua bài viết này, chắc hẳn đã biết khi bị cháy nắng nên làm gì rồi chứ? Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách cải thiện làn da của mình khi tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu và bảo vệ làn da của bạn luôn luôn khỏe mạnh, an toàn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo mức độ phù hợp và tương thích của mỗi người là khác nhau trước khi thực hiện hay tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Đánh giá
Đánh giá cao
(Có 1 đánh giá)
5/5
Lọc xem theo:
Chia sẻ nhận xét của bạn
Các bình luận